Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết:
“Dân ta phải viết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở mỗi con người Việt Nam phải hiểu rõ lịch sử dân tộc. Nói tới lịch sử dân tộc điều đầu tiên chúng ta cần nhớ tới là từng thời đại và những anh hùng hào kiệt đã làm rạng rỡ cho thời đại ấy.
Đúng vậy để có được ngày Quân đội nhân dân Việt Nam, để chúng ta có được như ngày hôm này thì trước hết chúng ta phải nhìn lại những chặng đường lịch sử của dân tộc ta qua từng thời đại.
Lịch sử Việt Nam được ghi chép lại với hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước đã trở thành một kho tàng kiến thức quý giá, vun bồi lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc; là những kinh nghiệm sống đã được trải nghiệm và chứng minh qua thực tiễn. Tìm hiểu về lịch sử dân tộc vừa là nhu cầu, vừa là đòi hỏi của thời cuộc để mỗi người dân Việt Nam tự hào về lịch sử, về những chiến công hiển hách của các vị anh hùng dân tộc Việt Nam bằng xương, bằng thịt nhưng đã làm nên bao kỳ tích vẻ vang. Chúng ta hãy tìm hiểu những quyển sách sau để có thể hiểu rõ hơn về điều đó:
- Những danh tướng chống ngoại xâm thời Trần.
- Sáng danh những anh hùng hào kiệt Việt Nam.
- Nữ tướng Bùi Thị Xuân.
- Nữ tướng Nguyễn Thị Định.
- Người mẹ cầm súng .
.......................................
Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ đã trở nên thật gần gũi, thân thương, là một biểu tượng đẹp, rất đáng tự hào của người Việt Nam. Những hi sinh, gian khổ mà họ trải qua trong chiến tranh; những ý chí, nghị lực, sự kiên cường, dũng cảm chiến thắng kẻ thù xâm lược của bộ đội ta là dấu ấn sâu đậm, mốc son chói lọi trong lịch sử nước nhà. 22/ 12 hàng năm là dịp để toàn Đảng, toàn dân ta thể hiện niềm tự hào và biết ơn sâu sắc những chiến sĩ đã đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Tuy chiến tranh đã đi qua. Sự ấm no, hạnh phúc đã xoa dịu dần vết thương đau nhưng không xoá nổi những vết sẹo trên cơ thể người lính, người dân, những vết sọ trong thiên nhiên, những vết sẹo trong từng trang lịch sử… Nếu ai đó đã từng quên, nếu thế hệ chúng ta không biết đến chiến tranh thì hãy đến với từng trang sách đầy máu lửa về những thời chinh chiến để hiểu về những năm tháng hào hùng của dân tộc, qua các quyển sách:
- Nhân Văn Võ Nguyên Giáp.
- 25 tướng lĩnh Việt Nam.
- Kim Đồng
- Lý Tự Trọng
- Những anh hùng trẻ tuổi trong lịch sử Việt Nam
- Nguyễn Đức Cảnh
- Ký ức chiến tranh
- Những trận đánh nổi tiếng của dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo.
- Đất rừng Phương Nam.
- Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm.
-Võ Thị Sáu con người và huyền thoại
............................................
Đặc biệt qua 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc hình ảnh người vệ quốc quân trong kháng chiến chống Pháp và anh giải phóng quân trong thời chống Mỹ là hình tượng, là tâm điểm của lòng khâm phục, sự kính trọng, niềm tự hào, tình yêu thương của không chỉ nhân dân Việt Nam mà là của toàn thế giới… “ Khắp năm châu chân lý đang nhìn theo".
Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, nhưng những kỳ tích của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, những chiến công của những người đã sống, chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc được lưu danh muôn thuở và ngời sáng mãi trong trang sử vẻ vang của dân tộc ta.
Qua 80 năm chiến đấu và xây dựng, chiến thắng và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã phấn đấu liên tục, không ngừng giữ vững, nêu cao và phát huy mạnh mẽ truyền thống anh hùng cách mạng.
Ngày 22/12 hàng năm là dịp để nhân dân cả nước ôn lại truyền thống yêu nước, ý chí độc lập, tự cường, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hy sinh và những chiến công vĩ đại của Anh bộ đội Cụ Hồ.
Hoà chung với không khí thiêng liêng chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944- 22/12/2024, Thư viện trường THCS Cương Gián đã biên soạn thư mục giới thiệu sách với chủ đề “ Anh Bộ đội Cụ Hồ” giới thiệu đến quý Thầy, Cô và các em học sinh. Mong rằng qua thư mục này sẽ phần nào giúp chúng ta nhớ lại lịch sử hào hùng, vẽ vang của dân tộc cũng như luôn nhớ đến công lao to lớn của các anh hùng đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho dân tộc. Đây cũng là niềm tự hào, biết ơn của những người con đất Việt đối với lịch sử nước nhà.
NGƯỜI BIÊN SOẠN
Nguyễn Thị Thùy Linh
1. NHỮNG TRẬN ĐÁNH NỔI TIẾNG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM TỪ KHI CÓ ĐẢNG LÃNH ĐẠO
Những trận đánh nổi tiếng của dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo/ Bách Khoa.- H.-: Hồng Đức, 2023.- 213tr.; 21cm.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Cuốn sách “Những Trận Đánh Nổi Tiếng Của Dân Tộc Việt Nam Từ Khi Có Đảng Lãnh Đạo” là tài liệu quý giá về lịch sử chiến đấu của dân tộc Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Từ những chiến dịch tiêu biểu như chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông, đường số 4 Cao – Bắc – Lạng, Biên giới, Trung du, Hòa Bình cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ, cuốn sách điểm lại những chiến công anh dũng của quân và dân ta trong một thời kỳ lịch sử đầy gian khó và hy sinh. Các trận đánh lâu đời, nổi tiếng, đã khắc họa lại tinh thần liều lĩnh, quyết tâm, sự đoàn kết của toàn dân Việt Nam hướng tới mục tiêu độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Cuốn sách là tài liệu quý giá không chỉ cho các nhà sử học, mà còn cho mọi người yêu mến đất nước, để hiểu rõ hơn những chiến công hào hùng của đồng bào ta.
Phần I: Những chiến dịch tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954).
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, chính quyền non trẻ của dân tộc ta lâm vào cảnh bị thực dân Pháp đe dọa. Trước tình hình cấp bách này, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh khác gấp rút chuẩn bị cho cuộc chiến đấu bảo vệ thủ đô Hà Nội và cả nước (Hào khí Thăng Long trong những ngày bảo vệ Thủ đô)
Tiếp theo là những chiến dịch tiêu biểu như: Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947; Chiến dịch đường số 4 Cao – Bắc – Lạng; Chiến dịch Biên giới, Chiến dịch Trung du, Chiến dịch Hòa Bình và cuối cùng là Chiến dịch Điện Biên Phủ - bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Phần II: Những chiến dịch tiêu biểu trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước (1955 – 1975).
Đánh đuổi thực dân Pháp xong không bao lâu thì toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta lại bắt tay vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Điển hình là các trận đánh: Trận Ấp Bắc; Thành công nổi bật về chỉ đạo chiến lược, sáng tạo tuyệt vời của tư duy quân sự Việt Nam; Chiến dịch Tây Nguyên; 5 cánh quân giải phóng Sài gòn….
Những trận đánh nổi tiếng của dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng nêu cao tinh thần chiến đấu của toàn dân ta với sự lãnh chỉ đạo chặt chẽ của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là những thắng lợi vẻ vang của đường lối chiến tranh nhân dân, là thắng lợi to lớn của truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam. Truyền thống vẻ vang đó luôn được Đảng và nhà nước tôn vinh.
2. KÝ ỨC CHIẾN TRANH
Ký ức chiến tranh/ Vương Khả Sơn.- Tp. Hồ Chí Minh: Thanh niên, 2006.- 253tr.; 21cm.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Xuất bản tháng 4/2006, cuốn sách ngay lập tức đã được độc giả khắp mọi miền Tổ quốc đón nhận nồng nhiệt và gây một hiệu ứng xã hội rộng lớn. Đến tháng 12/2006, đã in lần thứ 4 với tổng số 1,2 vạn cuốn. Ngoài phần Tựa, cuốn sách được chia làm 4 phần: Phần I: Nhập ngũ; Phần II: Về trung đoàn; Phần III: Xẻ dọc Trường Sơn …; Phần IV: Vào trận.
Cuốn hồi ký dài 253 trang, kể về những kỷ niệm của người lính trẻ Vương Khả Sơn từ lúc lên đường nhập ngũ năm 1971 (khi chưa tròn 18 tuổi) cho đến đất nước hoàn toàn thống nhất 30-4-1975. Trong quãng thời gian 4 năm của cuộc chiến, với một không gian rộng lớn trải dài từ Quảng Bình khói lửa đến bước chân vượt Trường Sơn sang đất bạn Lào-Campuchia rồi vòng về miền Nam, tác giả hồi ức lại những ngày tháng khốc liệt của cuộc chiến bằng những tình tiết, tình huống, trận đánh, sự kiện hết sức sinh động, như dẫn dắt độc giả ngược về quá khứ, hòa mình vào cuộc chiến để cảm nhận không khí sục sôi của kháng chiến và phần nào thấu hiểu, cảm nhận được những hiểm nguy, vất vả hy sinh mà những người lính ngày ngày đối mặt.
Anh từng là một người lính! Từng cầm súng ra trận, cùng đồng đội chiến đấu và chiến thắng, rồi trở về đời thường với bộn bề công việc. Nhưng dù ở đâu, làm gì, bản chất người lính trong anh chẳng ai có thể nhầm lẫn được. Là một người bình dị như bao người khác, nhưng ẩn chứa bên trong là những điều làm chúng ta hết sức ngạc nhiên.
Những trang viết vô cùng thuyết phục người đọc ở tính chân thật của sự kiện, ở sức lôi cuốn với cảm xúc mạnh, trong tâm thức của một người trong cuộc. Đó là những trang viết máu thịt của cuộc đời anh. “Ký ức Chiến tranh” là một bức tranh sinh động phản ánh một phần của cuộc kháng chiến đầy hy sinh, mất mát mà cả dân tộc ta đã gánh chịu và đi qua. Trong đó, chân dung của người lính được khắc hoạ đậm nét nhất. Cả một thế hệ thanh niên Việt Nam thời ấy đều có chung một lý tưởng cao đẹp, một tấm lòng nồng nàn yêu nước, cùng một quyết tâm ra trận “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Tất cả được tái hiện rõ rệt như một cuốn phim tài liệu trong đó cận cảnh và rõ nét nhất vẫn là những trận mưa bom bão đạn của kẻ thù và những gương mặt đồng đội với sự hy sinh vô cùng anh dũng. Bằng ý chí, nghị lực phi thường, họ đã vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
3. 25 TƯỚNG LĨNH VIỆT NAM
25 Tướng lĩnh Việt Nam/ Nguyễn Ngọc Phúc.- H.: Nxb.Văn hoá – Thông tin, 2013.- 611tr.: Hình ảnh; 21cm.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Nhằm góp phần vào việc giáo dục truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm cho thanh thiếu niên, tác giả Nguyễn Ngọc Phúc đã biên soạn quyển sách “25 tướng lĩnh Việt Nam” được Nxb. Văn hoá - Thông tin xuất bản năm 2013 với 611 trang.
Quyển sách 25 bút ký chân dung 25 tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam được viết ngắn gọn, súc tích về những đóng góp của các tướng lĩnh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là các tướng lĩnh gồm:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà Chính trị - Quân sự lỗi lạc.
Đại tướng Văn Tiến Dũng - Một tài năng lớn về chính trị và quân sự.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Nhà quân sự lớn tài giỏi, đức độ.
Đại tướng Hoàng Văn Thái - Tổng tham mưu trưởng đầu tiên.
Đại tướng Chu Huy mân - Người cộng sản kiên cường.
Thượng tướng Nguyễn Hữu An - Nhà chỉ huy quân sự quyết đoán và mưu lược.
Thượng tướng Vũ Lăng - Sáng đẹp cả đức độ và tài năng.
Thượng tướng Hoàng Minh Thảo - Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên.
Thượng tướng Trần Văn Trà - Người mang gươm báu về Nam.
Thượng tướng Hoàng Cầm - Luôn ở tuyến đầu.
Thượng tướng Đàm Quang Trung - Người con của quê hương Việt Bắc.
Trung tướng Nguyễn Bình - Tổng Tư lệnh Quân giải phóng Nam Bộ.
Trung tướng Cao Văn Khánh - Vị tướng tham mưu chiến lược.
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên - Đại bàng của đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.
Trung tướng Vương Thừa Vũ - Người con ưu tú của Thủ đô Hà Nội.
Trung tướng Lê Hữu Đức - “Tham mưu giỏi của quân đội ta”.
Trung tướng Lê Văn Tri - Tư lệnh quân chủng Phòng không - Không quân.
Trung tướng Nguyễn Hòa - Tư lệnh Binh đoàn Quyết thắng.
Thiếu tướng Nguyễn Thị Định - Nữ tướng anh hùng.
Thiếu tướng Tô Ký - Người con ưu tú của Nam Bộ.
Thiếu tướng Đỗ Xuân Hợp - Danh thơm còn mãi.
Thiếu tướng Hoàng Sâm - Đội trưởng Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Thiếu tướng Nguyễn Quang Bích và những thời khắc lịch sử.
Thiếu tướng Nguyễn Thế Lâm “xuôi Nam ngược Bắc”.
Ký hiệu phân loại: 355.0092 / H103M
4. VÕ THỊ SÁU CON NGƯỜI VÀ HUYỀN THOẠI
Võ Thị Sáu con người và huyền thoại / Nguyễn Đình Thống.- Tp. Hồ Chí Minh: Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2020.- 115tr.: Hình ảnh.; 21cm.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Chị Võ Thị Sáu – người thiếu nữ anh hùng của quê hương Đất Đỏ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã đi vào huyền thoại, trở thành dấu son truyền thống trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta. Gần nửa thế kỷ qua kể từ ngày chị hy sinh, tên chị luôn được những người đồng đội, người anh, người chị và các thế hệ Việt Nam nhắc đến với tình cảm yêu thương, trân trọng và trở thành tên trường, tên đường, tên đoàn, tên đội, tên quỹ học bổng... ở khắp mọi miền đất nước. Tình yêu Tổ quốc, sự hy sinh anh dũng và lý tưởng sống cao đẹp của chị đã trở thành tấm gương sáng cho các thế hệ Việt Nam phấn đấu, học tập cả trong đấu tranh cũng như trong hòa bình xây dựng đất nước.
5. NGUYỄN ĐỨC CẢNH
Nguyễn Đức Cảnh/Nghiêm Đa Văn.–Tp.Hồ Chí Minh: Kim Đồng, 2023.- 186tr.; 21cm.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Tác phẩm gồm 13 chương phác họa chân dung chân thực về người cộng sản kiên trung Nguyễn Đức Cảnh (1908 - 1932).
Trong đó, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, tấm gương hy sinh anh dũng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là niềm tự hào của các thế hệ trẻ Việt Nam.
Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, những năm tháng thơ ấu, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã tận mắt chứng kiến đời sống khổ cực của đồng bào dưới làn roi của thực dân.
Đồng chí lăn xả vào các hoạt động, từ tham gia Hội ái hữu của học sinh nghèo, viết đơn khiếu nại giúp người hoạn nạn, dạy học cho trẻ em nghèo, làm thợ in đồng cam cộng khổ với cánh thợ thuyền…
Bối cảnh lịch sử những năm đầu của thế kỷ XX được tác giả Nghiêm Đa Văn khéo léo miêu tả qua quá trình xâm nhập vào thực tế cuộc sống và tự nhận thức của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh trong khi tìm kiếm một con đường cách mạng đúng đắn để cống hiến.
Bài học vỡ lòng đầu tiên về quan hệ chủ - thợ, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được người thợ già mở mắt. Luôn kiên trì học hỏi và không ngừng suy nghĩ tìm kiếm, cuối cùng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã được giác ngộ bởi lý tưởng của Đảng và chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng chí hăng hái xung phong tham gia vào hoạt động cách mạng.
Đồng chí trở thành người lãnh đạo của phong trào, tổ chức nhiều cuộc biểu tình nổi dậy đấu tranh của nhân dân. Khi bị địch bắt, trải qua những cực hình tra tấn và những đòn tâm lý dụ dỗ hiểm độc, người chiến sĩ cộng sản kiên trung ấy vẫn giữ vững khí tiết.
Thành danh và nổi tiếng trong lĩnh vực tiểu thuyết lịch sử, nhà văn Nghiêm Đa Văn đã kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức, tư duy lịch sử với việc sưu tầm tư liệu, gặp gỡ nhân chứng… để xây dựng một bức chân dung chân thực về đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. Cuộc đời đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được nhà văn Nghiêm Đa Văn tái hiện sống động trong từng suy nghĩ, hành động, gần gũi với bạn đọc.
Viết về đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, nhà văn đã dựng lên bức tranh toàn cảnh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt sự hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam như một tất yếu lịch sử.
6. LÝ TỰ TRỌNG
Lý Tự Trọng / Hoài Lộc.- H.-: Kim Đồng, 2021.- 51tr.: Minh hoạ; 26cm.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Cuốn sách mang tựa đề “Lý Tự Trọng” của tác giả Hoài Lộc và họa sĩ Bùi Việt Thanh do nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành năm 2021. Cuốn sách dày 51 trang được in trên khổ giấy 19cmx26cm.
Câu chuyện về cuộc đời và tấm gương hi sinh anh dũng của anh hùng Lý Tự Trọng đã được kể bằng nhiều hình thức nghệ thuật như văn học, điện ảnh, âm nhạc… Đây là lần đầu tiên hình tượng người anh hùng thiếu niên Lý Tự Trọng được tái hiện trong tác phẩm sách tranh minh họa màu khổ lớn.
Năm 1929, anh được cử về nước và đảm nhiệm việc liên lạc trong và ngoài nước, đồng thời anh được giao 1 nhiệm vụ đặc biệt là tập hợp thanh niên các nhà máy, trường học để thành lập Đoàn Thanh niên cơ sở. Ngày 8/2/1931 Lý Tự Trọng bị bắt. Tuy bị giam cầm, tra tấn dã man nhưng anh vẫn giữ vững chí khí không hề run sợ, khai báo. Không khai thác được gì ở anh, chính quyền thực dân Pháp đã mở phiên tòa đại hình kết án tử hình người chiến sĩ cộng sản Việt Nam khi chưa đầy 17 tuổi. Những ngày cuối cùng ở xà lim án chém, anh vẫn lạc quan, động viên các bạn trẻ nêu cao ý chí cách mạng. Ngày 21 tháng 11 năm 1931 do không dám xử công khai anh, thực dân Pháp đã hèn hạ dựng máy chém ở ngay khám lớn Sài Gòn để giết anh trong im lặng.
Cái chết cao cả, và tấm gương đấu tranh kiên cường anh dũng với câu nói nổi tiếng "Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng chứ không thể có con đường nào khác" của người Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản đầu tiên đã tạo nên truyền thống đấu tranh bất khuất của thế hệ thanh niên Việt Nam ngày đó, tinh thần ấy càng được nêu cao qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vô cùng oanh liệt. Ngọn lửa bất diệt bốc cháy trong lòng Lý Tự Trọng, đã tiếp tục cháy mãi trong lòng các thế hệ thanh niên Việt Nam.
7. KIM ĐỒNG
Kim Đồng /Tô Hoài. – H.-: Kim Đồng, 2023.- 127tr.; 21cm.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, mảnh đất Việt Nam anh hùng đã sản sinh ra rất nhiều tấm gương thiếu niên tuổi nhỏ nhưng chí lớn đã anh dũng hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Họ đã hiến dâng cuộc đời mình để hóa thân vào hình hài đất nước, viết nên những trang lịch sử đau thương mà vô cùng vẻ vang của dân tộc.
Đến với nội dung của cuốn sách, tác giả giới thiệu tên thật của anh Kim Đồng là Nông Văn Dền quê ở Nà Mạ. Dền cũng như bao đứa trẻ khác có những hành động, lời nói rất hồn nhiên. Nhưng sống trong thời kì chiến tranh, khi mà kẻ thù tàn ác, tuổi thơ của Dền đã phải tận mắt chứng kiến cảnh bố mình và bao nhiêu người làng bị đánh đập, bị lính bắt đi phu. Rồi đến khi bố Dền đi phu “chẳng bao giò về nữa”, Dền đã chứng kiến sự mất mát, đau khổ của mẹ. Và Dền bắt đầu tập làm người lớn để giúp đỡ mẹ, là “người đàn ông” trong gia đình cùng “gánh vác” việc nhà. Đọc truyện, bạn đọc sẽ không khỏi bùi ngùi, xúc động, trước những lời nói, những việc làm vẫn đậm nét trẻ con nhưng lại toát lên sự ngoan ngoãn, hiếu thảo và đáng trân trọng của cậu bé Dền.
Cậu bé Dền đến với cách mạng cũng thật tự nhiên. Từ việc “rình anh trai làm súng” đến khi biết anh trai mình có trong đội tự vệ có tên là Cứu quốc thì Dền rất muốn làm cách mạng mặc dù biết rất nguy hiểm và gian nan. Rồi cái ngày Dền mong mỏi ấy cũng đến, Dền được cử làm tổ trưởng Hội Nhi đồng cứu quốc ở khu đó và có tên cách mạng là Kim Đồng. Kim Đồng rất nhanh trí và hay có sáng kiến. Cậu bé muốn được làm công tác giao thông liên lạc.
Trong một lần đi liên lạc về, Kim Đồng phát hiện bọn địch đang phục kích ngay bên cạnh nơi họp của Mặt trận Việt Minh. Ngay lập tức, Kim Đồng nhanh trí nghĩ cách đánh lừa để địch nổ súng về phía mình. Chính nhờ tiếng súng “báo động” ấy, mà các cán bộ của Mặt trận Việt Minh đã nhanh chóng thoát khỏi vòng vây nguy hiểm của địch, anh chạy đến khu vực gần bờ suối Lênin thì anh dũng hi sinh.
8. ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM
Đất rừng Phương Nam/ Đoàn Giỏi.H.: Văn học, 2013.- 303tr.; 21cm.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Đất rừng Phương Nam là câu chuyện kể về một cậu bé tên An, trong quá trình chạy loạn, An đã lạc mất cha mẹ và trôi dạt đến một mảnh đất cạnh sông, cậu trở thành đứa trẻ lang thang. Ở nơi đây cậu gặp những người đầu tiên cứu mạng mình. Và từ đây cậu trở thành giúp việc cho quán ăn của dì Tư béo. Thế là từ đó, cậu có nơi nương tựa, không còn phải chịu cảnh đói khổ qua ngày. Tại quán ăn dì Tư béo, cậu có cơ hội tiếp xúc với nhiều người: anh Sáu tuyên truyền, những anh bộ đội, những kẻ Việt gian bán nước như vợ chồng Tư Mắm, những người nông dân chân chất như lão Ba Ngù...
Dù chỉ mới là một cậu bé tuổi đời còn rất nhỏ, nhưng dường như An cũng như bao đứa trẻ khác đã được nuôi lớn bằng tình yêu nước nồng nàn của dân tộc. Cậu luôn phải giấu mình để âm thầm theo dõi hoạt động của những kẻ làm gián điệp, tay sai cho thực dân pháp để góp phần vào công cuộc bảo vệ đất nước.
Kết thúc truyện, là lúc mà tất cả người dân đứng lên đấu tranh, sẵn sàng cho cái tư tưởng chiến đấu của họ, lý trí bất khuất cùng lòng dũng cảm, trên tay phất cao lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc, bắt đầu cuộc chiến với quân Pháp xâm lược. Chỉ biết một điều là cái kết thúc dang dở, kháng chiến của nhân dân ta nhất định thắng lợi. Bởi con người Việt Nam không bao giờ khiếp sợ trước quân thù, họ luôn đấu tranh để giành lại độc lập tự do, vì trong họ luôn tồn tại một tinh thần kiên cường bất khuất.
Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi như một xã hội của miền sông nước Tây Nam bộ thu nhỏ. Bởi ở nơi đó, người đọc đã tìm thấy hình ảnh người dân của vùng đất phương Nam từ sông Tiền, sông Hậu trải dài đến Kiên Giang - Rạch Giá, rồi xuống tận rừng U Minh, sau đó dừng lại ở Năm Căn Cà Mau.
Bối cảnh trong "Đất rừng phương Nam" là cả một đất trời thiên nhiên ưu đãi, cánh đồng bát ngát mênh mông, sóng nước rì rầm, rừng rậm bạt ngàn trù phú, thú rừng hoang dã muôn loài... Có thể nói truyện đã mang đến cho người đọc nhiều
Tất cả câu chuyện trải dài 20 chương với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, được gói gọn trong 303 trang sách của nhà xuất bản Văn học.
Tiểu thuyết Đất rừng phương nam đã được chuyển thể thành phim với tên gọi “Đất Phương Nam” vào năm 1997.
9. TUỔI THƠ DỮ DỘI
Tuổi thơ dữ dội/ Phùng Quán.- H.: Nxb.Văn học – Thông tin, 2012.- 742tr.; 21cm.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Tuổi thơ dữ dội là cuốn sách dày 742 trang mà người đọc không bao giờ muốn ngừng lại, bị lôi cuốn vì những nhân vật ngây thơ có, khôn ranh có, anh hùng có, vì những sự việc khi thì ly kỳ, khi thì hài hước, khi thì gây xúc động đến ứa nước mắt... Tôi chỉ mong làm sao cho tất cả các em thiếu nhi Việt Nam đọc được sách này". Quả thật, đây là một bộ sách kì vĩ, một công trình khổng lồ, một nguồn tư liệu lịch sử đáng quý, được Phùng Quán viết trong 18 năm trời ròng rã.
“Tuổi thơ dữ dội” kể về cuộc đời chiến đấu hoàn toàn có thật của những chiến sĩ thuộc tổ trinh sát Trung Đoàn Trần Cao Vân, những chú bé chỉ mới trạc 13, 14 tuổi đời. Những cậu bé với lòng yêu nước & sự hồn nhiên, đã tạo nên những khúc bi hùng đáng được ghi danh. Những tình tiết hài hước, những câu chuyện cảm động, những nhân vật dường như sống mãi với thời gian.
Sách được chia làm 8 phần, mỗi phần lại là một câu chuyện, về những người người lính nhỏ tuổi khác nhau.
Với tôi, “Tuổi thơ dữ dội” là ước mơ, là bản thiên anh hùng ca và là khúc bi tráng của lớp trẻ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh dành độc lập. Những cái tên như Lượm, Mừng, Quỳnh … - những nhân vật thật đã đi vào lịch sử - trở nên quen thuộc và gần gũi hơn bao giờ hết. Chiến tranh khi nào cũng vậy, bi thương, đầy máu và nước mắt nhưng đôi lúc, nương tựa theo những dòng văn cảm xúc dạt dào, đầy hồn nhiên và giản dị như chính các em thiếu niên trong truyện, người đọc lại khẽ bật cười, khúc khích với những câu nói đùa vô tư, những cách suy nghĩ trẻ con vui đến lạ mà tác giả đã khéo léo đưa vào câu chuyện. Cười thì cười thật đấy nhưng chính chúng ta vẫn cảm thấy nhói đau, cay cay khóe mắt vì ẩn sâu bên trong những mẫu chuyện ngộ nghĩnh ấy, lại là sự thật bi thương đến đau lòng.
Đây là cuốn sách rất nên đọc và phải đọc. Nhất là những thế hệ không chạm trán với chiến tranh như chúng ta. Chỉ biết cảm ơn Phùng Quán đã để lại cho cuộc đời, cho Việt Nam một tác phẩm hay đến thế.
15. NHẬT KÝ ĐẶNG THUỲ TRÂM
Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm/ Đặng Thuỳ Trâm.- H.: Hội nhà văn, 2021.-290tr.; 21cm.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942, trong một gia đình trí thức. Bố là bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê, mẹ là dược sĩ Doãn Ngọc trâm - nguyên giảng viên trường Đại học Dược khoa Hà Nội.
Tốt nghiệp Đại học Dược khoa Hà Nội. năm 1966, Thuỳ Trâm xung phong vào công tác ở chiến trường B. Sau ba tháng hành quân từ miền Bắc, tháng 3 năm 1967 chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện Đức Phổ, một bệnh viện dân y nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh.
Chị được kết nạp vào đảng ngày 27 tháng 9 năm 1968.
Ngày 22 tháng 6 năm 1970, trong một chuyến công tác từ núi Ba Tơ về đồng bằng, chị bị địch phục kích và hy sinh anh dũng lúc mới chưa đầy 28 tuổi đời, 2 tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề.
Nhật ký Đặng Thùy Trâm là tác phẩm được in lại từ chính những tập nhật ký của liệt sỹ bác sỹ Đặng Thùy Trâm viết trong những năm tháng khốc liệt nhất ở chiến trường Quảng Ngãi, nơi chị cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình và hy sinh ở tuổi 27.
1. PHÙNG QUÁN Tuổi thơ dữ dội/ Phùng Quán.- H.: Văn hóa thông tin, 2012.- 742tr.; 21cm. Chỉ số phân loại: 895.9223 PQ.TT 2012 Số ĐKCB: TK.01056, |
2. Những trận đánh nổi tiếng của dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo/ Nhóm Trí thức Việt tuyển chọn.- H.: Thời đại, 2023.- 215tr.; 21cm.- (Tủ sách Việt Nam - Đất nước, con người) ISBN: 9786044762173 Tóm tắt: Giới thiệu những trận đánh tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946-1954 và trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1955-1975. Chỉ số phân loại: 959.704 .NT 2023 Số ĐKCB: TK.00784, |
3. VƯƠNG KHẢ SƠN Ký ức chiến tranh: Hồi ký/ Vương Khả Sơn.- Hà Nội: Thanh niên, 2006.- 247tr.; 21cm.- (Tủ sách Tiếp lửa truyền thống - mãi mãi tuổi hai mươi) Tóm tắt: Viết về những ngày tháng dữ dội và tàn khốc của cuộc chiến tranh chống Mỹ trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, tái hiện lại hình ảnh người lính, một thế hệ thanh niên yêu nước ra trận với khí thế quyết hy sinh vì Tổ quốc. Chỉ số phân loại: 959.7043 VKS.KƯ 2006 Số ĐKCB: TK.00754, |
4. NGUYỄN NGỌC PHÚC 25 tướng lĩnh Việt Nam/ Nguyễn Ngọc Phúc.- H.: Văn hoá Thông tin, 2013.- 611tr.: ảnh; 21cm. ISBN: 893604589866 Tóm tắt: Khắc hoạ chân dung, sự nghiệp và tài chỉ huy của 25 vị tướng Quân đội nhân dân Việt Nam như: đại tướng Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn.... Chỉ số phân loại: 355.0092 NNP.2T 2013 Số ĐKCB: TK.00779, TK.00777, |
5. NGUYỄN ĐÌNH THỐNG Võ Thị Sáu con người và huyền thoại/ Nguyễn Đình Thống.- Tái bản.- Tp. Hồ Chí Minh: Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 2020.- 115tr.: ảnh; 21cm. Thư mục cuối chính văn ISBN: 9786045875957 Tóm tắt: Giới thiệu tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của chị Võ Thị Sáu, người thiếu nữ anh hùng của quê hương đất đỏ Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ số phân loại: 959.7041092 NDT.VT 2020 Số ĐKCB: TK.00772, TK.00773, |
6. NGHIÊM ĐA VĂN Nguyễn Đức Cảnh/ Nghiêm Đa Văn.- H.: Kim Đồng, 2023.- 186tr.; 21cm. ISBN: 9786042282970 Tóm tắt: Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đức Cảnh-một trong bảy đảng viên tham gia thành lập chi bộ Đảng đầu tiên. Chỉ số phân loại: 959.703092 NDV.ND 2023 Số ĐKCB: TK.00781, |
7. Những anh hùng trẻ tuổi trong lịch sử Việt Nam/ Nam Phong s.t., tuyển chọn.- H.: Dân trí, 2023.- 199 tr.; 19 cm. ISBN: 978-604-88-5536-9 Tóm tắt: Giới thiệu một số tấm gương anh hùng trẻ tuổi tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam đã được trao tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân như: Lý tự Trọng, Kim Đồng, Lê Gia Đỉnh... họ là những người thanh niên trẻ tuổi nhưng gan dạ, dũng cảm, kiên trung bất khuất, không tiếc thân mình hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, gìn giữa quê hương đất nước. Chỉ số phân loại: 959.7040922 NP.NA 2023 Số ĐKCB: TK.00785, |
8. Lý Tự Trọng: Truyện tranh: Dành cho thiếu niên nhi đồng/ Lời: Hoài Lộc ; Tranh: Bùi Việt Thanh.- Tái bản lần thứ 2.- H.: Kim Đồng, 2021.- 51 tr.: tranh vẽ; 26 cm. ISBN: 9786042200448 Chỉ số phân loại: 959.703092 HL.LT 2021 Số ĐKCB: TK.01151, |
9. TÔ HOÀI Kim Đồng/ Tô Hoài.- H.: Kim Đồng, 2023.- 127tr.; 19cm. ISBN: 9786042312141 Chỉ số phân loại: 895.9223 TH.KD 2023 Số ĐKCB: TK.01035, |
10. ĐOÀN GIỎI Đất rừng phương Nam: Tiểu thuyết/ Đoàn Giỏi.- H.: Văn học, 2013.- 303tr.; 21cm. Chỉ số phân loại: 8959223 DG.DR 2013 Số ĐKCB: TK.01055, |
11. ĐẶNG THUỲ TRÂM Nhật ký Đặng Thùy Trâm/ Đặng Kim Trâm chỉnh lý ; Vương Trí Nhàn giới thiệu.- H.: Hội nhà văn, 2021.- 290 tr.: ảnh; 21 cm. Phụ lục ảnh tr.: 263 - 290 ISBN: 9786043331703 Tóm tắt: Viết về những ngày tháng sống và chiến đấu của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm trên chiến trường Quảng Trị, đặc biệt lí tưởng sống chiến đấu vì Tổ quốc và những người dân, đồng chí sống chiến đấu gắn bó với bác sĩ, liệt sĩ Thuỳ Trâm trong những ngày kháng chiến ác liệt tại Đức Phổ, Quảng Ngãi. Chỉ số phân loại: 959.7043 DTT.NK 2021 Số ĐKCB: TK.01097, TK.01096, |
“Nhật ký Đặng Thùy Trâm” không chỉ là những dòng viết chân thành từ đáy lòng của người phụ nữ trên chiến trường miền Nam mà còn ẩn chứa rất nhiều câu chuyện. Tập nhật ký đã ghi lại những hình ảnh chân thật của lịch sử, tâm tư của một nữ bác sỹ thời chiến, tình yêu tha thiết của một người con gái giàu tình cảm và hơn tất cả là khát vọng về hòa bình, về tình yêu thương của một con người sẵn sàng hy sinh cuộc đời cho đất nước. Cuốn nhật ký thấm đẫm tình người và tình yêu thương đã làm rung động cả trái tim những người bên kia chiến tuyến.